Dac sac Le hoi Gia com cua nguoi Tay noi vung cao Con Lon hinh anh 1

Qua đôi bàn tay khéo léo của các chị, những khóm lúa được lật đi, lật lại liên tục trên miệng lò, sau đó cho vào cối giã cốm. Ảnh: Văn Tý

Lễ hội giã cốm mang nhiều ý nghĩa tâm linh, cầu mong mưa thuận gió hòa, sản xuất thuận lợi. Nếp cái hoa vàng, giống lúa từ bao đời nay ở Côn Lôn được sử dụng làm nguyên liệu chính trong lễ hội. Những khóm lúa được chia nhỏ và đặt lên các vỉ đan bằng tre tươi, sau đó đặt lên miệng lò. Qua đôi bàn tay khéo léo của các bà, các chị, những khóm lúa được lật đi, lật lại liên tục trên miệng lò, sau đó cho vào cối giã. Để hạt cốm được thơm ngon, mềm dẻo, người Tày thường gói trong lá chuối hoặc lá dong. Từ cốm có thể chế biến ra nhiều món ăn như xôi cốm, bánh cốm, chả cốm…

Dac sac Le hoi Gia com cua nguoi Tay noi vung cao Con Lon hinh anh 2

Người Tày ở xã Côn Lôn, huyện Na Hang (Tuyên Quang) lựa chọn lúa để làm cốm. Ảnh: Văn Tý

Dac sac Le hoi Gia com cua nguoi Tay noi vung cao Con Lon hinh anh 3

Quá trình làm cốm thủ công đòi hỏi sự khéo léo, kiên nhẫn của người phụ nữ Tày. Ảnh: Văn Tý

Lễ hội giã cốm vừa mang nét đặc sắc riêng của một lễ hội, vừa là dịp để người Tày nơi vùng cao Côn Lôn và du khách gần xa giao lưu văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.