Bài viết mới nhất từ Hoàng Hải
Nghi lễ Lẩu Then của Người Tày
Lẩu Then (lễ lên Trời) là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Tày ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Tục đi sim của người Pa Kô
"Đi sim” là một tập tục tốt đẹp và lâu đời của người Pa Kô (nhóm địa phương của dân tộc Tà Ôi). Đây là dịp để các chàng trai, cô gái đến tuổi trưởng thành tìm hiểu nhau, hẹn ước nên duyên vợ chồng.
Lễ gieo hạt của người Tà Ôi
Với quan niệm các đấng thần linh (Yang) thường ngự trị trên nương, suối nên trước khi bắt đầu mùa vụ mới, đồng bào dân tộc Tà Ôi lại tổ chức lễ gieo hạt nhằm cầu mong các vị thần Núi, thần Sông, thần Lúa che chở, cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Lễ “Giải hạn – Nối số” của người Mông
Với quan niệm vạn vật hữu linh, người Mông đôi khi mời thầy mo (thầy cúng) về nhà làm lễ “giải hạn - nối số” cho gia đình, cầu mong mọi người được mạnh khỏe, no ấm, mùa màng tốt tươi...
Lễ cúng Cây Nêu cầu an của người Ê - Đê
Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, đồng bào Ê-đê nói riêng, cây nêu là biểu tượng của tâm linh, là cây vũ trụ, trục nối giữa đất với trời, là vật không thể thiếu trong các nghi lễ, lễ hội truyền thống. Chính vì vậy, lễ cúng cây nêu cầu an luôn được đồng bào Ê-đê trân trọng, gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ.