Noi Ly – Hat Ly cua nguoi Co Tu hinh anh 1

Già làng Cơlâu Blao hát lý. Ảnh: Khánh Nguyên

 

Nói lý - hát lý thường nhiều lớp nghĩa, ý càng sâu, kín đáo, đối thủ không còn “đấu” lại được thì càng chứng tỏ tài của người hát. Nói lý - hát lý thể hiện lối giao tiếp, ứng xử, biểu lộ tâm tư, tình cảm của cá nhân và cộng đồng.

Noi Ly – Hat Ly cua nguoi Co Tu hinh anh 2

Các già làng ngồi hát lý, mở đầu câu chuyện. Ảnh: Khánh Nguyên

 

Theo ông Bh’riu Liếc, nguyên Bí thư Huyện ủy Tây Giang, trong nói lý - hát lý, người Cơ-tu dùng hình tượng ẩn dụ, theo kiểu ví cái này để hiểu nghĩa cái kia, hoàn toàn phụ thuộc vào tài ứng khẩu, khả năng, kinh nghiệm sống của từng cá nhân. Ngày nay, những người cao tuổi có năng khiếu vẫn còn lưu giữ nghệ thuật nói lý - hát lý và phổ biến trong những dịp tổ chức đám cưới, ăn mừng lúa mới, lễ ăn thề kết nghĩa anh em…

Noi Ly – Hat Ly cua nguoi Co Tu hinh anh 3

Trong các lễ hội truyền thống, nói lý - hát lý hiện diện như một cuộc so tài 
giữa các già làng Cơ-tu. Ảnh: Khánh Nguyên

 

Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2015, nghệ thuật nói lý - hát lý đã trở thành niềm tự hào của người Cơ-tu ở các huyện miền núi Quảng Nam.

Theo Khánh Nguyên

"https://dantocmiennui.vn/noi-ly-hat-ly-cua-nguoi-co-tu/300135.html"